Diễn đàn UP
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Go down
thangtcq
thangtcq
Tân binh
Số bài : 94
Kim bảo : 218
Cám ơn : 0

Chương I: SINH THÁI HỌC Empty Chương I: SINH THÁI HỌC

Thu Mar 23, 2017 9:18 pm
Code:
Câu 1 : Môi trường và nhân tố sinh thái là gì? Dựa trên cơ sở ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật, hãy trình bày quy luật giới hạn sinh thái và nêu lên ý nghĩa của nó đối với sản xuất nông nghiệp?

1. Môi trường và nhân tố sinh thái :
- Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp lên sự tồn tại, sự phát triển và sinh sản của sinh vật. Có 4 loại môi trường phổ biến : đất, nước, không khí và sinh vật.
- Nhân tố sinh thái là các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường. Có 3 nhóm nhân tố sinh thái
· Nhân tố vô sinh như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,...
· Nhân tố hữu sinh bao gồm mọi tác động của sinh vật khác lên cơ thể sinh vật.
· Nhân tố con người bao gồm mọi tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người lên cơ thể sinh vật.

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật và quy luật giới hạn sinh thái :
a. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật :
- Mỗi loài sinh vật có một giới hạn chịu đựng về nhiệt độ ở môi trường sống.
Thí dụ : Cá rô phi ở nước ta chết ở nhiệt độ 5,60C và 420C, phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ 300C.
· Nhiệt độ 5,60C là giới hạn dưới.
· Nhiệt độ 420C là giới hạn trên.
· Nhiệt độ 300C là điểm cực thuận, ở nhiệt độ này cá rô phi phát triển mạnh nhất.
- Từ 5,60C đến 420C gọi là giới hạn chịu đựng hay giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.
b. Quy luật giới hạn sinh thái :
- Mỗi loài sinh vật có một giới hạn sinh thái đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái.

3. Ý nghĩa của quy luật giới hạn sinh thái :
- Khi xác định cơ cấu vật nuôi, cây trồng cho từng vùng thì phải căn cứ vào đặc điểm khí hậu, đất đai của vùng đó để lựa chọn được loại cây, con giống thích hợp nhất.
- Trong việc di nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng cũng phải căn cứ vào đặc điểm đất đai, khí hậu của vùng để sao cho giống được đưa tới có những điều kiện thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển, từ đó phát huy hết được tiềm năng của giống.
thangtcq
thangtcq
Tân binh
Số bài : 94
Kim bảo : 218
Cám ơn : 0

Chương I: SINH THÁI HỌC Empty Re: Chương I: SINH THÁI HỌC

Thu Mar 23, 2017 9:38 pm
Code:
Câu 2 : Thế nào là nhịp sinh học? Các nguyên nhân làm hình thành sự hoạt động theo mùa của sinh vật? Cho một vài thí dụ. Nêu ý nghĩa của nhịp sinh học trong đời sống và sản xuất.

1. Nhịp sinh học :
- Là khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng với những thay đổi có tính chu kỳ của các nhân tố sinh thái trong môi trường.

2. Các nguyên nhân làm hình thành sự hoạt động theo mùa của sinh vật :
- Môi trường sống của sinh vật trên trái đất với các nhân tố sinh thái như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm ... đều thay đổi có tính chất chu kỳ (chủ yếu là chu kỳ mùa và chu kỳ ngày đêm).
- Trong các nhân tố sinh thái thì sự thay đổi độ dài chiếu sáng trong ngày là nhân tố chủ đạo tạo nên sự khởi động của nhịp sinh học ở sinh vật.
Thí dụ :
• Thí dụ 1 : Cây rụng lá về mùa đông ở vùng ôn đới.
• Thí dụ 2 : Động vật biến nhiệt thường ngủ đông để giảm đến mức thấp nhất sự trao đổi chất của cơ thể, đến mùa hè ấm áp thì các hoạt động sống lại diễn ra bình thường.
• Thí dụ 3 : Cây thường ra hoa về mùa xuân.
• Thí dụ 4 : Chim và thú thường thay lông trước khi mùa đông tới. v Kết luận : Nhịp sinh học theo mùa làm cho hoạt động sống tích cực của sinh vật phù hợp với lúc môi trường có điều kiện sống thuận lới nhất. Đó chính là sự thích nghi đặc biệt của sinh vật đối với môi trường sống.

3. Ý nghĩa của nhịp sinh học trong đời sống và sản xuất :
- Sự hiểu biết của chúng ta về cơ chế nhịp sinh học có thể dẫn đến những ứng dụng trong sản xuất làm tăng năng xuất vật nuôi, cây trồng. Ví dụ : Tạo ra chế độ ngày đêm nhân tạo có thể làm tăng sản lượng trứng gà lên rõ rệt.
- Trong y học, nhịp sinh học giúp chúng ta giải thích được nguyên nhân và đề ra cách chữa trị một số bệnh ở người.
thangtcq
thangtcq
Tân binh
Số bài : 94
Kim bảo : 218
Cám ơn : 0

Chương I: SINH THÁI HỌC Empty Re: Chương I: SINH THÁI HỌC

Thu Mar 23, 2017 9:42 pm
Code:
Câu 3 : Đồng hồ sinh học là gì? Nêu cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh học ở sinh vật.

1. Đồng hồ sinh học :
- Mỗi một loài sinh vật trong quá trình tiến hóa của mình đã dẫn đến sự hình thành một khả năng phản ứng riêng đối với độ dài ngày và cường độ chiếu sáng ở những thời điểm khác nhau trong ngày. Do đó chúng có khả năng đo thời gian như là đồng hồ, gọi là “đồng hồ sinh học”.
Thí dụ : Hoa mười giờ thường nở vào khoảng 10 giờ sáng, hoa dạ hương vào lúc tối, hoa quỳnh nở vào lúc nửa đêm.

2. Cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh học ở sinh vật :
- Đối với động vật : Cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh học có liên quan đến sự điều hòa thần kinh – thể dịch : Các tế bào thần kinh cảm nhận ánh sáng từ đó ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, làm tiết ra hoocmôn tác động lên cường độ trao đổi chất.
- Đối với thực vật : Các chức năng điều hòa là do những chất đặc biệt tiết ra từ tế bào của một loại mô hoặc cơ quan riêng biệt nào đó.
Sponsored content

Chương I: SINH THÁI HỌC Empty Re: Chương I: SINH THÁI HỌC

Back to top
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum